Phẫu thuật cắt vú dự phòng có phù hợp với bạn

Nếu bạn có nguy cơ cao mắc ung thư vú, bạn có thể khám phá những cách để bạn có thể giảm nguy cơ này. Trong khi phẫu thuật cắt bỏ vú dự phòng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư vú, phẫu thuật này cũng là một lựa chọn có thể tác động đáng kể đến cuộc sống của bạn.

Có nhiều yếu tố cần xem xét khi quyết định phương pháp để giảm rủi ro, vì vậy hãy dành thời gian để nói chuyện với bác sĩ và các thành viên gia đình về những cách khác nhau để bạn có thể giảm thiểu rủi ro.

Bạn có thể cân nhắc các biện pháp giảm thiểu rủi ro như cắt bỏ vú dự phòng nếu:

  • Bạn có tiền sử gia đình về ung thư vú: Hơn một người thân - bao gồm mẹ, chị gái hoặc con gái của bạn - đã bị ung thư vú, đặc biệt là trước 50 tuổi.
  • Bạn đã thử nghiệm dương tính với đột biến gen BRCA1, BRCA2, PALB2, CDH1, PTEN hoặc TP53, làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  • Bạn có tiền sử cá nhân bị ung thư vú, khiến bạn tăng khả năng phát triển một loại ung thư mới ở vú đối diện so với người chưa bao giờ bị ung thư vú.
  • Bạn đã được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ, được chứng minh là làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú xâm lấn.
  • Bạn đã được xạ trị vào ngực trước 30 tuổi, điều này làm tăng nguy cơ ung thư vú trong suốt cuộc đời của bạn.
  • Bạn đã tổn thương vú lan tỏa. Nếu bác sĩ của bạn tìm thấy tổn thương vú nào đó, đôi khi nó có thể có nghĩa là ung thư vú. Nếu một người phải trải qua nhiều lần sinh thiết, mô sẹo hình thành có thể làm phức tạp việc chụp nhũ ảnh.

Xem thêm:

Nếu bài viết hữu ích, hãy bấn LIKE và SHARE để ủng hộ nhé.


Gửi bình luận

Bài viết liên quan
Lợi ích chữa lành của y học bổ sung
Lợi ích chữa lành của y học bổ sung

Những người mắc bệnh ung thư vú thường có các triệu chứng về mặt thể chất hằng ngày như đau, lo lắng, buồn nôn, nôn mửa và mệt mỏi. Một vài triệu chứng gây ra do chính bệnh ung thư. Một số khác xuất hiện là do tác dụng phụ của việc điều trị hóa chất, xạ trị hay liệu pháp nội tiết.

Tìm hiểu ngay
Điều trị Hóa trị và những điều bạn nên biết trước và sau khi điều trị
Điều trị Hóa trị và những điều bạn nên biết trước và sau khi điều trị

Hầu hết các phương pháp hóa trị đều thực hiện theo các chu kỳ. Độ dài của chu kỳ phụ thuộc vào phương pháp điều trị nhưng dao động chủ yếu từ 2 đến 6 tuần. Ngoài ra, số lượng liều điều trị trong mỗi chu kỳ cũng thay đổi tùy theo loại thuốc áp dụng

Tìm hiểu ngay
Phù nề hoặc ứ dịch trong quá trình điều trị ung thư
Phù nề hoặc ứ dịch trong quá trình điều trị ung thư

Phù nề là tình trạng sưng phù do sự tích tụ bất thường của dịch trong cơ thể. Dịch thường tích tụ dưới da hoặc bên trong cơ thể, chẳng hạn như bụng hoặc ngực. Phù nề xảy ra phổ biến nhất ở cẳng chân và bàn chân.

Tìm hiểu ngay
Điều trị phù bạch huyết
Điều trị phù bạch huyết

Ngày nay có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết để điều trị phù bạch huyết, và hầu hết đã chứng minh một số hiệu quả trong các nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện cho đến nay đã xem xét các kế hoạch điều trị sử dụng kết hợp đa phương pháp...

Tìm hiểu ngay
Ăn như thế nào và ăn gì khi bạn có những tác dụng phụ liên quan đến điều trị
Ăn như thế nào và ăn gì khi bạn có những tác dụng phụ liên quan đến điều trị

Người đang điều trị ung thư vú gặp một vài tác dụng phụ khiến họ không ăn uống tốt được. Những tác dụng phụ này có thể nhẹ và có thể được làm dịu đi bằng thuốc hoặc các liệu pháp bổ sung. Nếu bạn đang có tác dụng phụ, hãy nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng của bạn để được điều trị. Nếu bạn tiếp tục gặp vấn đề về ăn uống, hãy chắc chắn rằng bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký của bạn biết.

Tìm hiểu ngay
Phản ứng dị ứng khi điều trị ung thư vú
Phản ứng dị ứng khi điều trị ung thư vú

Phản ứng dị ứng xảy ra khi cơ thể nhạy cảm với một chất cụ thể. Phản ứng có thể xảy ra khi nuốt, tiếp xúc, hít, bôi da hoặc tiêm hoặc truyền qua đường tĩnh mạch vào cơ thể.

Tìm hiểu ngay