Nguy cơ tuyệt đối và nguy cơ tương đối: tỷ lệ phần trăm của nguy cơ có ý nghĩa gì?

Chắc bạn cũng biết rằng việc hạn chế uống rượu bia hoặc việc tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú. Nhưng bạn phải thực hiện chúng với tần suất như thế nào để có thể thật sự có hiệu quả làm giảm nguy cơ trên.

Tương tự, nếu bạn đã được chẩn đoán ung thư và bác sĩ đưa ra một phương pháp điều trị nhất định có thể giảm tới 40% nguy cơ ung thư tái phát, bạn có biết điều đó thực sự có ý nghĩa gì với bạn không?

Hiểu các thuật ngữ nguy cơ tương đối và nguy cơ tuyệt đối có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguy cơ ung thư vú của chính bạn.

Nguy cơ tương đối (Relative risk) là con số cho biết chẳng hạn nếu bạn duy trì được cân nặng của mình trong giới hạn bình thường thì sẽ làm thay đổi nguy cơ mắc một số bệnh so với việc nếu bạn tăng cân quá mức. Nguy cơ tương đối có thể được thể hiện dưới dạng phần trăm tăng hoặc giảm. Nếu bạn thực hiện một phương pháp hay luyện tập theo một chế độ nào đó mà không làm thay đổi nguy cơ mắc một số bệnh, thì điều này đồng nghĩa với việc mức giảm nguy cơ tương đối của phương pháp hay chế độ này đối với nguy cơ mắc bệnh là 0(không có sự khác biệt). Ngược lại, nếu phương pháp hay chế độ trên giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh xuống 30% so với người không thực hiện nó, thì chúng giúp bạn giảm nguy cơ tương đối mắc bệnh xuống 30%. Ngoài ra, nếu yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh của chúng ta lên gấp 3 lần, thì yếu tố đó sẽ làm nguy cơ tương đối của bạn tăng 300%.

Nguy cơ tuyệt đối (Absolute risk) là quy mô nguy cơ của chính bạn. Nếu bạn làm điều gì đó bảo vệ, chẳng hạn như ngừng uống rượu thì nguy cơ tuyệt đối của bạn sẽ giảm xuống. là số điểm phần trăm rủi ro của bạn giảm xuống. Phần trăm giảm rủi ro tuyệt đối của bạn phụ thuộc vào mức độ nguy cơ của bạn khi bắt đầu thực hiện.

Tỉ số nguy cơ (Hazard ratios) Các bác sĩ đôi khi sử dụng thuật ngữ "tỉ số nguy cơ" để nói về nguy cơ mắc bệnh của bạn. Tỉ số nguy cơ sẽ xem nguy cơ tuyệt đối mắc bệnh của bạn là 1. Nếu một yếu tố nào đó không làm thay đổi nguy cơ mắc bệnh của bạn, thì tỉ số nguy cơ của của yếu tố này là 1. Nếu một yếu tố nào đó giúp bạn giảm 30% nguy cơ mắc bệnh so với người khác (không bị tác động bởi yếu tố này) thì tỉ số nguy cơ của yếu tố này là 0.7, tức là nguy cơ mắc bệnh chỉ còn 70% so với trước đây (nói cách khác, yếu tố này làm giảm nguy cơ mắc bệnh 30%). Ngược lại, nếu một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn gấp ba lần, thì tỉ số nguy cơ của yếu tố đó là 3.0 (nguy cơ mắc bệnh của bạn cao gấp 3 lần so với trước khi bạn tiếp xúc với yếu tố đó).

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.breastcancer.org/risk/understand/abs_v_rel
  • https://breastcancernow.org/
  • https://www.nationalbreastcancer.org/about-breast-cancer/
  • https://www.bcna.org.au/
  • https://ww5.komen.org/BreastCancer/AboutBreastCancer.html

Gửi bình luận

Bài viết liên quan
Tuổi tác và nguy cơ mắc ung thư vú
Tuổi tác và nguy cơ mắc ung thư vú

Theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, chỉ khoảng 1/8 các trường hợp ung thư vú ở giai đoạn xâm lấn gặp ở những phụ nữ dưới 45 tuổi, trong khi đó đến 2/3 các bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn kể trên thường gặp ở phụ nữ trên 55 tuổi.

Tìm hiểu ngay
Tiền sử gia đình
Tiền sử gia đình

Nếu bạn có một người thân cùng huyết thống trong gia đình (như mẹ, chị em gái, con gái) được chẩn đoán ung thư vú, nguy cơ mắc bệnh của bạn cao gấp đôi. Nếu hai người thân kể trên được chẩn đoán ung thư vú, nguy cơ của bạn cao gấp 5 lần bình thường.

Tìm hiểu ngay
Yếu tố di truyền trong ung thư vú
Yếu tố di truyền trong ung thư vú

Có khoảng 5% đến 10% ung thư vú được cho là có liên quan đến yếu tố di truyền, gây ra bởi các gen bất thường truyền từ cha mẹ sang con cái.

Tìm hiểu ngay
Tiền sử kinh nguyệt
Tiền sử kinh nguyệt

Phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt (hành kinh) trước 12 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn trong cuộc sống. Điều tương tự cũng đúng với những phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh khi họ trên 55 tuổi.

Tìm hiểu ngay
Liệu pháp nội tiết thay thế
Liệu pháp nội tiết thay thế

Kể từ năm 2002, khi nghiên cứu liên quan đến LPTTH và rủi ro của việc sử dụng nó được công bố, số lượng phụ nữ dùng LPTTH đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục sử dụng LPTTH để xử lý các triệu chứng mãn kinh khó chịu.

Tìm hiểu ngay
Một số tổn thương lành tính ở vú
Một số tổn thương lành tính ở vú

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc phải một số tổn thương lành tính ở vú (không phải ung thư), nguy cơ mắc ung thư vú của bạn có thể cao hơn so với người bình thường. Một vài loại trong số các tổn thương lành tính ở vú ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư vú.

Tìm hiểu ngay