Nồng độ Vitamin D thấp và nguy cơ mắc ung thư vú

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi là thành phần rất cần thiết để phát triển cho xương chắc khỏe. Vitamin D cũng có ích cho hoạt động của hệ miễn dịch, hệ cơ và hệ thần kinh. Hầu hết vitamin D được tạo ra khi da bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Một lượng nhỏ vitamin D có trong sữa bổ sung vi chất và các thực phẩm khác như cá béo và trứng. Khi ngày càng có nhiều người tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc sử dụng kem chống nắng, nguồn vitamin D được sản xuất do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ bị hạn chế

Nghiên cứu gợi ý rằng phụ nữ có nồng độ vitamin D thấp có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn. Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc điều khiển sự phát triển của tế bào vú và có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú 

Những bước bạn có thể làm 

Hai cách đáng tin cậy nhất để tăng nồng độ vitamin D: tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn và bổ sung vitamin D3. Ăn các thực phẩm giàu vitamin D có thể giúp ích, nhưng ít hiệu quả

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Thậm chí chỉ trong thời gian ngắn – 15 phút 3 lần mỗi tuần – có thể cung cấp cho bạn lượng vitamin D cần thiết được khuyến cáo hằng ngày, và bạn không cần lo lắng về vấn đề dùng quá liều vitamin D. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích, cũng có rủi ro đi kèm khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Bạn có nguy cơ bị ung thư da, trong đó có ung thư hắc tố, loại ung thư da nguy hiểm nhất. 

Nhìn chung, hầu hết các chuyên gia khuyến cáo bạn tiếp tục sử dụng biện pháp chống nắng khi mức độ tia cực tím trung bình hoặc cao. Tia cực tím không thể nhìn thấy bằng mắt thường, do đó bạn không thể biết mình có tiếp xúc hay không. Tầng Ozon bảo vệ trái đất khỏi tia cực tím. Nhưng độ dày tầng Ozon thay đổi theo mùa, do đó tia cực tím có thể đi xuyên qua và xuống trái đất. Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Cơ quan Dự báo thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ đã phát triển UV Index, thiết bị cho biết cường độ của tia cực tím trên thang điểm từ 1 tới 11+ dựa trên mã zip. 

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng vitamin D được sản xuất từ ánh nắng mặt trời: 

  • Màu da bạn càng sẫm, bạn càng sản xuất ít vitamin D
  • Bạn sống càng xa xích đạo, bạn càng sản xuất ít Vitamin D
  • Số giờ ban ngày tại vùng bạn sống càng ít, bạn càng sản xuất được ít vitamin D

Tất cả những yếu tố trên có thể khiến lượng vitamin D bạn cần không thể được sản xuất đủ dù bạn có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 

Bổ sung: Bạn cần biết nồng độ vitamin D trong huyết thanh trước khi bạn điều chỉnh lượng vitamin D uống. Điều này được thực hiện bằng xét nghiệm máu mà bác sĩ có thể chỉ định khi bạn đi khám sức khỏe định kỳ. Những nhà nghiên cứu về Vitamin D khuyến cáo nồng độ vitamin D huyết thanh là 40 – 60 ng/ml (nanograms/milliliter). 

Trước khi bạn dùng bất kỳ chất bổ sung nào, trao đổi với bác sĩ của bạn về những lợi ích và nguy cơ của sản phẩm, cũng như nồng độ vitamin D trong huyết thanh tốt cho bạn. 

Nếu nồng độ vitamin D của bạn thấp, bạn cần bổ sung để nó trở về bình thường, và kiểm tra lại sau vài tháng để điều chỉnh liều dùng. Uống quá nhiều Vitamin D đôi khi có thể dẫn tới quá nhiều canxi trong máu. 

Nếu bạn muốn bổ sung vitamin D, hầu hết các chuyên gia khuyên bạn sử dụng vitamin D3, không nên sử dụng Vitamin D2. 

Khuyến cáo hiện tại là tất cả mọi người dùng 600 đơn vị vitamin D mỗi ngày, không phân biệt tuổi tác. Vitamin tổng hợp điển hình chứa 400 đơn vị vitamin D

Những thực phẩm giàu Vitamin D: 

  • Cá hồi
  • Cá trích
  • Cá da trơn
  • Hàu
  • Cá thu
  • Cá mòi
  • Cá hồi vân 

Điều quan trọng khi lựa chọn cá là tránh các loại cá có nồng độ thủy ngân cao. 

Dùng 1 tới 3 thìa cà phê dầu gan cá mỗi ngày có thể đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D của bạn. 

Tuy nhiên, hầu hết mọi người không thích mùi vị của dầu gan cá, dó đó bạn có thể thử những thực phẩm bổ sung vi chất khác (Dù chúng có nồng độ vitamin D thấp hơn): 

  • Sữa 
  • Sữa chua (đọc nhãn mác để xem liệu nó có ghi “tăng cường vitamin D" ) 
  • Nước cam (đọc nhãn mác để xem liệu nó có ghi “tăng cường vitamin D" ) 
  • Sữa đậu nành (đọc nhãn mác để xem liệu nó có ghi “tăng cường vitamin D" ) 

Tài liệu tham khảo: 

  • https://breastcancernow.org/
  • https://www.nationalbreastcancer.org/about-breast-cancer/
  • https://www.bcna.org.au/
  • https://ww5.komen.org/BreastCancer/AboutBreastCancer.html 

Bình luận

Lê Thị Kim Ngọc - 2 năm trước

Xin cho em hỏi, nếu trường hợp đã mắc ung thư vú và phẫu thuật rồi thì có cần bổ sung thêm vitamin D ko ạ?

Gửi bình luận

Bài viết liên quan
Tuổi tác và nguy cơ mắc ung thư vú
Tuổi tác và nguy cơ mắc ung thư vú

Theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, chỉ khoảng 1/8 các trường hợp ung thư vú ở giai đoạn xâm lấn gặp ở những phụ nữ dưới 45 tuổi, trong khi đó đến 2/3 các bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn kể trên thường gặp ở phụ nữ trên 55 tuổi.

Tìm hiểu ngay
Tiền sử gia đình
Tiền sử gia đình

Nếu bạn có một người thân cùng huyết thống trong gia đình (như mẹ, chị em gái, con gái) được chẩn đoán ung thư vú, nguy cơ mắc bệnh của bạn cao gấp đôi. Nếu hai người thân kể trên được chẩn đoán ung thư vú, nguy cơ của bạn cao gấp 5 lần bình thường.

Tìm hiểu ngay
Yếu tố di truyền trong ung thư vú
Yếu tố di truyền trong ung thư vú

Có khoảng 5% đến 10% ung thư vú được cho là có liên quan đến yếu tố di truyền, gây ra bởi các gen bất thường truyền từ cha mẹ sang con cái.

Tìm hiểu ngay
Tiền sử kinh nguyệt
Tiền sử kinh nguyệt

Phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt (hành kinh) trước 12 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn trong cuộc sống. Điều tương tự cũng đúng với những phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh khi họ trên 55 tuổi.

Tìm hiểu ngay
Liệu pháp nội tiết thay thế
Liệu pháp nội tiết thay thế

Kể từ năm 2002, khi nghiên cứu liên quan đến LPTTH và rủi ro của việc sử dụng nó được công bố, số lượng phụ nữ dùng LPTTH đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục sử dụng LPTTH để xử lý các triệu chứng mãn kinh khó chịu.

Tìm hiểu ngay
Một số tổn thương lành tính ở vú
Một số tổn thương lành tính ở vú

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc phải một số tổn thương lành tính ở vú (không phải ung thư), nguy cơ mắc ung thư vú của bạn có thể cao hơn so với người bình thường. Một vài loại trong số các tổn thương lành tính ở vú ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư vú.

Tìm hiểu ngay